Trang chủ > Kiến thức > Kiến thức thú cưng

Kiến thức thú cưng

Kiến thức thú cưng
Chia sẻ:

10 Dấu hiệu chó bị bệnh cần được đưa đi khám ngay

10 Dấu hiệu chó bị bệnh cần được đưa đi khám ngay

Dấu hiệu chó bị bệnh dễ nhận biết nhất thường là tiêu chảy, ói mửa, hoặc trục trặc về hô hấp như khó thở, ho, …. có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm.

10 dấu hiệu chó bị bệnh sau đây sẽ giúp bạn biết được khi nào cần đưa bé đi khám ngay. Bởi đôi khi việc phớt lờ một vài biểu hiện thông thường, cũng sẽ tạo cơ hội cho bệnh nặng thêm. Bên cạnh đó, chủ nuôi càng phải nắm rõ những dấu hiệu chó bị bệnh nặng. Mục đích là để kịp thời đưa bé đến gặp bác sĩ thú y giúp bé mau chóng hồi phục.

Như vậy, hãy cùng Bệnh Viện Thú-Y PETPRO tìm hiểu chi tiết các dấu hiệu bất thường ở chó qua bài viết sau.

10 dấu hiệu bệnh ở chó cần được điều trị ngay

Trong cuộc sống hàng ngày, cún cưng không thể tránh khỏi những lần mắc bệnh lặt vặt. Bạn sẽ nhận thấy bé có triệu chứng bệnh thông thường như hắt hơi, hoặc chán ăn, ngủ nhiều. Nhưng làm sao biết được đâu là dấu hiệu chó đang bị bệnh nặng? Và làm sao biết được khi nào thì nên đưa cún đi gặp bác sĩ ngay?

Hãy yên tâm, sau đây là những biểu hiện khi cún bị bệnh và cần được chăm sóc y tế ngay. 

Cún có vết thương hở

Nếu bạn chứng kiến một cuộc “ẩu đả” giữa các bé cún và có thương tích xảy ra. Bạn cần đưa các bé đến phòng khám thú y ngày. Bởi vết cắn của những chú chó có thể làm xây xác ngoài da hoặc tạo vết thương sâu. Đôi khi những vết rách ngoài da thoạt nhìn không mấy nghiêm trọng, nhưng tổn thương sau đó lại rất khó chữa.

Bởi nếu chậm trễ trong việc vệ sinh và băng bó, vết thương sẽ rất dễ nhiễm trùng, hoại tử.

chó bị thương

Cún bị chấn thương

Khác với dấu hiệu chó bị bệnh thông thường, những chấn thương bên trong sẽ không có biểu hiện rõ ràng. Vì thế, bạn cũng không thể dự đoán mức độ tổn thương mà các bé đang chịu. Nhưng nếu bạn bắt gặp chú cún của mình vừa cắn nhau với “đồng bọn”, bị té ngã từ trên cao, hoặc bị va quẹt xe. Lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên mau chóng mang bé đến gặp bác sĩ thú y.

Bởi vì sau va đập, rất có thể sẽ xảy ra tình trạng xuất huyết nội, hoặc tụ máu não. Hiện tượng này rất nguy hiểm vì có thể “giết” chết bé nhanh chóng sau đó. Một số chấn thương khác không thể nhìn thấy bằng mắt thường như thoát vị phổi, vỡ cơ hoành cũng rất nguy hiểm.

Nhưng nếu bạn không tận mắt thấy bé xảy ra sự cố, làm sao để biết bé có bị chấn thương hay không?

Lúc này, bạn hãy căn cứ vào những biểu hiện khác lạ của bé. Chẳng hạn như chân đi khập khiễng, bé bị hoảng sợ hoặc có vẻ đau đớn.

Cún bị khó thở

Trong các dấu hiệu nhận biết bệnh ở chó, khó thở là biểu hiện cần bạn hành động ngay lập tức. Bởi những vấn đề liên quan đến đường hô hấp đều là mối đe dọa nguy hiểm tính mạng.

Vậy nguyên nhân nào có thể làm bé cảm thấy khó thở?

Phần lớn lý do khiến bé bị tắc nghẽn đường hô hấp có liên quan đến bệnh viêm phổi. Bệnh tim hoặc phản ứng dị ứng cũng làm đường thở của bé gặp vấn đề.

Tình trạng ngạt thở, thở khó cũng xảy ra khi có dị vật mắc ở cổ họng. Trong lúc ăn uống, bé ăn quá vội cũng khiến cho thức ăn chắn ngang đường thở. Trường hợp này rất thường gặp ở những bé cún vừa tập ăn, háo hức với mọi thứ xung quanh.

Nếu thực sự có dị vật trong cổ họng, bạn nên mang bé đến gặp bác sĩ thú y để chữa trị. Tuyệt đối không cố gắng dùng tay tự gấp ra để tránh trường hợp dị vật càng mắc sâu vào trong.

dấu hiệu cần đưa chó đến bệnh viện

Biểu hiện về thần kinh

Một số dấu hiệu chó bị bệnh liên quan đến thần kinh cần được cứu chữa ngay. Tiêu biểu như mất phương hướng, thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Thông thường, một bé cún khỏe mạnh sẽ luôn chạy quanh chân bạn, dễ bảo và gọi tới ngay. Nhưng khi cơ thể không khỏe, cún sẽ lười vận động thấy rõ. Thậm chí, bé không còn “nhiệt tình” khi nghe bạn gọi tên.

Phản ứng của bé cũng không còn nhanh nhạy như mọi khi. Hoặc nếu thấy bé ngủ nhiều hơn ngày thường bạn cũng cần lưu ý tránh để bé rơi vào trạng thái hôn mê mà không hay biết.

Biểu hiện động kinh

Chó bị động kinh là một trong các dấu hiệu của bệnh tai biến não ở chó. Theo đó, cún cưng sẽ có các triệu chứng như co giật, run rẩy, mất ý thức. Nghiêm trọng hơn, các bé còn có dấu hiệu quơ quào trong vô thức và mất kiểm soát tiểu tiện.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể làm khởi phát cơn động kinh. Chẳng hạn như cún bị hạ đường huyết, hoặc cún bị u nội tiết.

Tất cả những lý do gây động kinh ở trên đều là những căn bệnh tiềm ẩn nguy hiểm. Nên khi thấy bé có những dấu hiệu bất thường, bạn cần đưa bé đi khám ngay.

Vấn đề ở đường tiêu hóa

Dấu hiệu chó bị bệnh tiêu hóa thường liên quan đến hiện tượng nôn mửa hoặc tiêu chảy. Đây là vấn đề rất phổ biến, hầu như bé cún nào cũng gặp ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, vấn đề sẽ không mấy đáng ngại nếu xuất phát từ nguyên nhân bé ăn nhầm gì đó. Hay đơn giản là dạ dày của bé khó chịu và buộc phải “tống khứ” thức ăn ra ngoài trong 24 giờ.

cún bị nôn

Tuy nhiên, nếu bé có thêm các biểu hiện lâm sàng như yếu ớt, suy nhược thì bạn cần lưu ý. Tình trạng nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 1 ngày thì nên đưa bé đi khám ngay. Bởi rất có khả năng bé đã mắc một số bệnh nguy hiểm như: Parvo, Corna, nhiễm giun, v.v…

Có hai trường hợp cún bị nôn mửa hoặc tiêu chảy cần ngay lập tức đưa đến bệnh viện ngay. Thứ nhất, trong bãi nôn hoặc phân có lẫn máu. Thứ hai, bé cún có tiền sử mắc các bệnh mãn tính, nhất là bệnh tiểu đường.

Nghi ngờ cún cưng tiếp xúc với chất độc

Chó là “người bạn” năng động, thích tìm tòi và khám phá mọi thứ xung quanh. Thế nên nhiều chủ nuôi không tránh khỏi những pha “hú vía” khi cún cưng lỡ nghịch chất độc hại.

Vì vậy, nếu bạn phát hiện thấy túi phân bón bị cún cưng cào rách. Hoặc một miếng mồi nhử chuột bị ăn mất, hay hóa chất trong nhà bị đổ tràn ra. Lúc này rất có khả năng cún cưng của bạn đã tiếp xúc với chất độc.

Nếu nghi ngờ cún bị nhiễm độc, bạn hay mau chóng mang bé tới phòng khám thú y. Tại đây, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách kích thích bé nôn mửa. Hoặc bạn chỉ cần theo dõi bé tại nhà nếu thứ mà bé đã tiếp xúc không đe dọa đến tính mạng.

Trướng bụng, đau bụng

Bụng phình to, trướng và đau cũng là dấu hiệu chó bị bệnh cần được chữa trị sớm. Một số biểu hiện lâm sàng đi kèm có thể là nấc cụt, nôn, yếu sức, khó thở, ….

Hiện tượng đầy bụng có thể là do khí bị kẹt lại ở dạ dày, hoặc dạ dày bị xoắn. Trong một số trường hợp, trướng bụng còn là biểu hiện của tràn dịch ổ bụng. Mà nguyên nhân có thể bắt nguồn từ bệnh tim, xuất huyết nội do bệnh hoặc chấn thương.

Với những trường hợp này, nếu bạn không đưa bé đến bệnh viện sớm, khả năng tử vong sẽ cao.

Triệu chứng chó bị bệnh ở mắt

Các vấn đề ở mắt thường diễn biến nhanh và có xu hướng tồi tệ hơn bình thường. Vì vậy, ngay khi nhận thấy bé cún có biểu hiện bất thường ở mắt, bạn nên kiểm tra ngay.

Những dấu hiệu của bệnh thường là:

- Nheo mắt liên tục
- Cào hoặc dụi mắt nhiều
- Chảy nước mắt thường xuyên
- Đỏ mắt
- Mí mắt bị sưng hoặc rách.

Nếu không kịp thời chữa trị, một số bệnh có thể làm cún bị hỏng mắt và mù lòa. Tiêu biểu là bệnh tăng nhãn áp.

Biểu hiện hệ bài tiết của chó gặp vấn đề

Đã nhiều ngày bạn chưa thấy cún cưng đi tiểu và bé đang có biểu hiện khó chịu. Khi bạn đưa tay sờ bụng bé, cảm nhận được khối tròn to và đang căng tức. Bé cún cũng có vẻ đau đớn và rên la nhiều.

Lúc này, bạn cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi sự tắc nghẽn đường tiểu có thể “giết” chết chúng chỉ sau vài ngày.

Hoặc nếu bạn phát hiện, nước tiểu của cún có lẫn máu thì đây cũng là vấn đề nghiêm trọng. Có thể, cún cưng của bạn đã mắc sỏi đường tiết niệu hoặc thậm chí là bệnh về thận.

Dấu hiệu cún sinh khó

Sinh khó có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho cả mẹ lẫn con. Nhưng làm sao biết được dấu hiệu chó khó sinh?

Khác với những dấu hiệu chó bị bệnh, để nhận biết chó sinh khó bạn cần theo dõi bé trong tối đa 4 giờ từ lúc bé lên cơn đau đẻ. Hoặc khoảng cách giữa các lần sinh kéo dài quá 2 giờ vẫn chưa thấy có thêm bé nào. Lúc này, bạn cần gọi cho bác sĩ thú y ngay lập tức.

Hãy đảm bảo rằng bạn luôn có sẵn số điện thoại của bệnh viện, hoặc phòng khám thú y uy tín. Khi cún cưng gặp các vấn đề sức khỏe, bạn không nên tự ý mua thuốc về điều trị. Đồng thời, cũng không nên chậm trễ trong việc khám chữa cho bé. Nếu gặp bất kỳ khó khăn, bạn hãy liên hệ ngay với Bệnh Viện Thú-Y PETPRO qua HOTLINE: 1800 599 941 để được tư vấn kịp thời.

Chúc bạn và cún cưng nhiều sức khỏe!

Cần hỗ trợ thêm thông tin, hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Fanpage: Bệnh Viện Thú-Y PETPRO

Youtube: Bệnh Viện Thú-Y PETPRO

Tiktok: Bệnh Viện Thú-Y PETPRO

Zalo: 091 991 9041

Hotline: 1800 599 941

Hoặc liên hệ trực tiếp với Bệnh Viện Thú-Y PETPRO tại địa chỉ:

Chi nhánh 01

Số 550 Lũy Bán Bích, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TPHCM.

ĐT: (028) 38 612 977 - 0913 949 041

Chi nhánh 02

Số 387-389 Cộng Hòa, P.13, Q.Tân Bình, TPHCM.

ĐT: (028) 62 972 290 - 0917 710 311

Chi nhánh 03

Số 111 Trường Chinh, P12, Q. Tân Bình, TPHCM.

ĐT: 0916 219 211

Chi nhánh 04

Số 155 Nguyễn Thị Tú, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TPHCM.

ĐT: 0912 219 211

Chi nhánh 05

Số 277 Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Q. Bình Tân, TPHCM.

ĐT: 0911 368 041

Chi nhánh 06

Số 383 Nguyễn An Ninh, P.9, Tp.Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

ĐT: 0919 949 041

Chi nhánh 07

Số 145 Trần Quý, P.4, Q.11, TPHCM.

ĐT: 0913 339 041

Bài viết liên quan

Không có dữ liệu

Thú cưng Pet Pro

Đặt lịch hẹn

Câu Chuyện Về PETPRO