3 cấp độ của bệnh Lepto ở chó
Bệnh Lepto ở chó hay bệnh xoắn khuẩn trên chó là căn bệnh nguy hiểm có thể lây cho người. Chó mèo nhiễm bệnh Lepto có biểu hiện sốt cao, suy nhược, viêm cơ, …..
Bệnh Lepto ở chó là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bệnh không chỉ lây lan trong “cộng đồng” chó mèo, mà nó còn có khả năng lây cho con người. Bệnh Lepto ở chó gây ra nhiều biểu hiện lâm sàng nghiêm trọng. Vậy cún cưng bị nhiễm xoắn khuẩn Lepto thì phải làm sao? Cách phòng tránh bệnh Lepto trên chó?
Hãy tham khảo bài viết sau đây để thắc mắc được giải đáp nhé.
3 CẤP ĐỘ CỦA BỆNH LEPTO Ở CHÓ
Bệnh Lepto trên chó diễn tiến ở 3 cấp độ chính bao gồm quá cấp tính, cấp tính và mãn tính. Ở mỗi giai đoạn, cún cưng có biểu hiện từ nhẹ đến nặng khác nhau. Bạn có thể dựa vào các triệu chứng này để nhận biết và đưa bé đi khám chữa kịp thời.
Thể quá cấp tính
Chó bị nhiễm xoắn khuẩn ở thể quá cấp tính thường có biểu hiện đột ngột. Sốt cao trên 40 độ kèm theo biểu hiện chán chường, mệt mỏi. Cún cưng ít vận động thấy rõ. Một phần nguyên nhân bắt nguồn từ việc hai chi sau của bé bị yếu dần do bệnh.
Bệnh Lepto ở thể quá cấp còn khiến bé bị xung huyết kết mạc, nhìn mờ. Cún cưng có biểu hiện khát nước, khó thở và nôn ói. Trong một số trường hợp, cún còn bị xuất huyết dạ dày, chảy máu mũi.
Ở giai đoạn cấp tính, cún cưng có thể mất trong vòng 24h hoặc kéo dài không quá 1 tuần. Thông thường, tình trạng này kéo dài tầm 5 ngày, cún sẽ thấy khó thở và chết rất nhanh.
Thể cấp tính
Bệnh Lepto ở chó diễn biến qua thể cấp tính dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh đường ruột. Một số biểu hiện xảy ra khi cún nhiễm xoắn khuẩn Lepto như:
- Sốt cao trên 40 độ, bỏ ăn hoặc ăn rất ít.
- Biểu hiện rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy liên tục.
- Rối loạn tiểu tiện, nước tiểu có màu vàng hoặc nâu, thậm chí có lẫn máu.
- Mắt, môi có biểu hiện sưng phồng, hoại tử.
Ở thể cấp tính, cún cưng có thể rơi vào trạng thái hôn mê do xuất huyết, thiếu máu.
Thể mãn tính
Chó bị bệnh Lepto thể mãn tính có biểu hiện vàng niêm mạc. Nước tiểu của bé cũng ngả màu vàng hoặc nâu sẫm. Tình trạng tiêu chảy diễn ra liên tục và kéo dài đi kèm với biểu hiện bụng phình to.
Ngoài ra, bệnh Lepto giai đoạn mãn tính cũng khiến bé bị rụng lông phần bụng nhiều hơn bình thường. Đối với con cái, bé sẽ dễ sảy thai hơn nếu đang mắc bệnh.
ĐIỀU TRỊ BỆNH LEPTO Ở CHÓ NHƯ THẾ NÀO?
Mặc dù có thể chữa trị nhưng bệnh Lepto trên chó rất nguy hiểm. Nếu không kịp thời cứu chữa, cún có thể tử vong rất nhanh chóng. Chỉ khoảng 40 - 50% số cún mắc bệnh có thể sống sót sau điều trị. Tuy thế, sức khỏe của cún cũng bị giảm sút nhiều, có biểu hiện yếu ớt hơn bình thường.
Chó sau khi khỏi bệnh Lepto bị giảm sức đề kháng đáng kể. Cơ thể của chúng dần trở nên gầy yếu, khó tăng cân.
Chính vì vậy, ngay khi phát hiện cún cưng mắc bệnh. Bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ thú y để được xét nghiệm, chẩn đoán. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Nguy hiểm hơn, Lepto trên chó được xếp vào loại bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, nó có khả năng lây sang người và những con vật khác. Do đó, bạn cần phải phát hiện bệnh kịp thời và cách ly bé để điều trị ngay.
GIÚP CHÓ PHÒNG BỆNH LEPTO NHƯ THẾ NÀO?
Như đã nói ở trên, bệnh Lepto rất nguy hiểm nên chúng ta cần phải phòng tránh ngay từ đầu bằng những cách sau đây.
Tiêm vắc xin
Vắc xin giúp bảo vệ cún cưng của bạn khỏi rất nhiều bệnh tật nguy hiểm. Đó là lý do vì sao chúng tôi thường khuyến cáo các bạn nên tiêm ngừa cho bé khi đã đủ 8 tuần tuổi.
Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh
Chuồng trại, nhà ở, … sẽ trở thành nơi trú ẩn của xoắn khuẩn Lepto nếu bạn không vệ sinh kỹ. Do đó, hãy khử trùng sạch sẽ nơi ngủ, cũng như nơi bé đi vệ sinh. Đây cũng là cách để ngăn chặn xoắn khuẩn lây lan trong môi trường.
Không thả rông chó
Chó được thả rông sẽ có nguy cơ nhiễm xoắn khuẩn Lepto cao hơn. Do chúng thích đánh hơi và tìm đến những bãi chất thải sinh hoạt. Nhất là việc chúng tụ tập với những “đứa bạn bốn chân” xung quanh nhà. Nếu bé cún của nhà hàng xóm chưa được tiêm phòng đầy đủ sẽ có khả năng lây bệnh cho bé nhà bạn.
Cách ly chó khỏe với chó đang bệnh
Bệnh Lepto ở chó có khả năng lây truyền rất nhanh chóng giữa các bé cún và mèo. Nên ngay khi phát hiện cún mắc bệnh, bạn cần phải tách chúng ra. Bạn nên bố trí một chuồng riêng cho bé đang bệnh, cần điều trị tích cực cho bé trong giai đoạn này.
Chế độ dinh dưỡng
Chăm sóc chó bị nhiễm xoắn khuẩn Lepto cần phải lưu ý chặt chẽ đến vấn đề dinh dưỡng. Tiêu biểu là khẩu phần ăn cần dễ tiêu và đủ chất để giúp bé tăng sức đề kháng.
Theo dõi bệnh trạng và xử lý bệnh kịp thời
Trong quá trình điều trị bệnh cho cún cưng, bạn cần theo dõi sức khỏe của bé mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để tái khám theo chỉ định. Nếu nhận thấy bé có biểu hiện bất thường, cần đưa bé đến ngay bệnh viện thú y để được khám chữa.
Như vậy, bạn đã biết bệnh Lepto ở chó là gì? Dấu hiệu chó mắc bệnh Lepto, cũng như cách phòng tránh hiệu quả nhất chính là tiêm ngừa vắc xin. Vì vậy, bệnh viện Thú-Y PETPRO khuyến khích các bạn nên bắt đầu đưa bé đi tiêm phòng khi bé đã đạt 8 tuần tuổi.
Mọi thông tin chi tiết cần Bác sĩ tư vấn và giải đáp, bạn đừng ngại gọi vào HOTLINE: 1800 599 941.
Chúc bạn và cún cưng nhiều sức khỏe!
Cần hỗ trợ thêm thông tin, hãy liên hệ với chúng tôi qua:
Fanpage: Bệnh Viện Thú-Y PETPRO
Youtube: Bệnh Viện Thú-Y PETPRO
Tiktok: Bệnh Viện Thú-Y PETPRO
Zalo: 091 991 9041
Hotline: 1800 599 941
Hoặc liên hệ trực tiếp với Bệnh Viện Thú-Y PETPRO tại địa chỉ:
Chi nhánh 01
Số 550 Lũy Bán Bích, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TPHCM.
ĐT: (028) 38 612 977 - 0913 949 041
Chi nhánh 02
Số 387-389 Cộng Hòa, P.13, Q.Tân Bình, TPHCM.
ĐT: (028) 62 972 290 - 0917 710 311
Chi nhánh 03
Số 111 Trường Chinh, P12, Q. Tân Bình, TPHCM.
ĐT: 0916 219 211
Chi nhánh 04
Số 155 Nguyễn Thị Tú, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TPHCM.
ĐT: 0912 219 211
Chi nhánh 05
Số 277 Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Q. Bình Tân, TPHCM.
ĐT: 0911 368 041
Chi nhánh 06
Số 383 Nguyễn An Ninh, P.9, Tp.Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
ĐT: 0919 949 041
Chi nhánh 07
Số 145 Trần Quý, P.4, Q.11, TPHCM.
ĐT: 0913 339 041
Không có dữ liệu