Trang chủ > Kiến thức > Kiến thức thú cưng

Kiến thức thú cưng

Kiến thức thú cưng
Chia sẻ:

BỆNH CORONA TRÊN MÈO

BỆNH CORONA TRÊN MÈO

Định nghĩa: Feline Infectious Peritonitis (FIP) là một loại virus trên mèo thuộc chủng Corona virus. Hầu hết các chủng virus này khi mới nhiễm ít có triệu chứng điển hình. Triệu chứng chỉ xuất hiện khi virus tấn công vào các tế bào bạch cầu và sau khi phát tán đi khắp cơ thể.

1. Định nghĩa: 

Feline Infectious Peritonitis (FIP) là một loại virus trên mèo thuộc chủng Corona virus. Hầu hết các chủng virus này khi mới nhiễm ít có triệu chứng điển hình. Triệu chứng chỉ xuất hiện khi virus tấn công vào các tế bào bạch cầu và sau khi phát tán đi khắp cơ thể: màng bụng, thận, não lúc đó sẽ có một phản ứng viêm dữ dội xảy ra xung quanh các mạch máu của những mô bị virus xâm nhiễm, do sự tương tác giữa hệ thống miễn dịch của cơ thể với virus trong các mô, theo cách thức giống như phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, đây là cách gây bệnh đặc thù không giống với virus gây bệnh trên những động vật khác. Khi bệnh đến giai đoạn cuối thì hầu như tử vong .

2.Đối tượng nhiễm bệnh FIP:

Mèo ở mọi lứa tuổi khi bị nhiễm virus Corona đều có thể có nguy cơ phát triễn thành bệnh FIP. Ngoài ra những mèo có hệ miễn dịch yếu như mèo con, mèo bị nhiễm virus bệnh bạch cầu (FeLV) và mèo già cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Hầu hết virus FIP phát triển ở mèo dưới 2 năm tuổi, nhưng mèo ở mọi lứa tuổi vẫn có thể nhiễm bệnh.

 3.Cách lây lan:

FIP không phải là một bệnh rất dễ lây, ngay cả trong giai đoạn mèo có biểu hiện điển hình của bệnh về mặt lâm sàng nhưng vẫn chỉ có một lượng nhỏ virus được sản sinh. Virus được tìm thấy với số lượng lớn hơn trong nước bọt và phân của mèo lúc bị nhiễm cấp tính. Bệnh lây lan bằng cách tiếp xúc trực tiếp với những con mèo khác hoặc tiếp xúc với phân, nước bọt. Virus có thể sống ở môi trường trong vòng vài tuần. Mèo mẹ bị nhiễm và lây cho con là đường dễ lây lan nhất, thường là khi mèo con tầm năm hay tám tuần tuổi. Bệnh có liên quan đến cách nuôi, mật độ nuôi và giống mèo có thể do di truyền  nhưng vẫn chưa được chứng minh rõ ràng.

4.Triệu chứng lâm sàng của bệnh FIP

Mèo bước đầu được tiếp xúc với virus thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số có hiển thị các triệu chứng hô hấp nhẹ như hắt hơi, chảy nước mắt, chảy nước mũi. Một số khác có thể gặp bệnh đường ruột nhẹ và có triệu chứng như tiêu chảy, nhưng chỉ là một tỷ lệ phần trăm nhỏ. Những mèo đã bị nhiễm virus có thể xảy ra vài tuần, vài tháng, thậm chí vài năm sau khi tiếp xúc ban đầu.

Mèo khi nhiễm và virus đã phát triển, các triệu chứng có thể xuất hiện bất ngờ (vì mèo có một khả năng che dấu bệnh rất cao cho đến khi chúng rơi vào tình thế trạng trầm trọng nhất chủ nuôi mới phát hiện). Khi có triệu chứng xuất hiện thì thường biến chuyển với mức độ tăng dần trong khoảng 1 vài tuần và kết thúc là tử vong.
Có hai hình thức chủ yếu ở FIP:

* dạng điển hình: đặc trưng bởi sự tích tụ dịch ở bụng, hoặc ở ngực ( nhưng tỉ lệ ít hơn ) mèo có thể có các triệu chứng tương tự như các dạng không điển hình : gồm giảm cân, sốt, chán ăn, và hôn mê. Nhưng tiến triễn thường nhanh chóng, mèo đột nhiên sình bụng , do tích tụ chất dịch trong ổ bụng khi lượng dịch quá nhiều có thể gây suy hô hấp. FIP rất khó chẩn đoán vì mỗi con mèo có thể hiển thị các triệu chứng khác nhau và triệu chứng lại giống nhiều bệnh khác.

* dạng không điển hình: dạng này không bộc lộ ẩn bên trong. Mèo sẽ bộc lộ không rõ ràng chậm hơn dạng điển hình, các triệu chứng gồm sụt cân mãn tính, trầm cảm, thiếu máu, sốt kéo dài mà không thể điều trị bằng khánh sinh.

5.Chẩn đoán bệnh FIP

Một trong những khía cạnh khó khăn nhất của FIP là không có xét nghiệm chẩn đoán ra ngay bệnh FIP như các xét nghiệm: ELISA, IFA, và xét nghiệm virus trung hòa vì chúng có thể phát hiện ra sự diện của kháng thể Coronavirus trong một con mèo nhưng không thể thể phân biệt giữa các chủng khác nhau của Coronavirus. Kết quả dương tính chỉ có nghĩa là con mèo đã bị nhiễm nhiễm Coronavirus, nhưng không chắc chắn sẽ gây thành bệnh FIP. Vì hiệu giá kháng thể cao hay thấp cùng khg thể kết luận mèo đang bị nhiễm virus hay đang được bảo hộ chống lại bện này.

Các xét nghiệm mới đang nghiên cứu với mục đích phát hiện bộ phận của virus. Hay các thử nghiệm immunoperoxidase phát hiện các tế bào bị nhiễm virus, nhưng để đánh giá phải sinh thiết mô nghi bị nhiễm. Một xét nghiệm kháng nguyên sử dụng phản ứng chuỗi polymerase (PCR) để phát hiện vật liệu di truyền của virus trong các mô hoặc dịch cơ thể. Mặc dù thử nghiệm này cho thấy khả quan hơn, nhưng PCR hiện nay chỉ có khả năng phát hiện coronavirus nói chung, không chắc chắn là FIP nói riêng.

Cho đến nay, không có cách nào để đánh giá một con mèo có khoẻ mạnh hay không trước các nguy cơ phát triển thành bệnh FIP, cách duy nhất để chẩn đoán FIP là bằng sinh thiết, hoặc kiểm tra các mô bằng khám nghiệm tử thi. Nói chung, bác sĩ thú y có thể chẩn đoán dựa vào lịch sử của con mèo, xem xét triệu chứng, kiểm tra chất lỏng nếu có, và kết quả dương tính đối với Coronavirus

Điều trị bệnh FIP

Thật không may, không có phương thức chữa trị hoặc điều trị hiệu quả cho FIP vào thời điểm này. Một số phương pháp điều trị có thể làm thuyên giảm ngắn hạn trong một tỷ lệ phần trăm nhỏ của những con mèo, tuy nhiên, FIP là một căn bệnh gây tử vong cao. Điều trị nói chung là nhằm mục đích chăm sóc hỗ trợ, chẳng hạn như chăm sóc tốt cho mèo bằng dinh dưỡng đầy đủ, và giảm các phản ứng viêm của bệnh. Mèo bị nhiễm FIP thường được điều trị bằng corticosteroid, thuốc gây độc tế bào, và kháng sinh. Chăm sóc hỗ trợ cũng có thể bao gồm liệu pháp thoát dịch bị ứ đọng và truyền máu.

Các nhà khoa học đang được tiến hành nghiên cứu để tìm ra thuốc ức chế miễn dịch để có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh. Những nỗ lực khác cũng đang được thực hiện để tìm ra thuốc kháng virus sẽ ngăn chặn hoặc làm chậm sự nhân lên của virus. Một cách tiếp cận gần đây đầy hứa hẹn hiện đang được kết hợp nghiên cứu cho ra một thuốc kháng virus và chỉnh lại những phản ứng của miễn dịch sao cho có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh ( có thể kể đến Mutian giúp làm giảm các triệu chứng và kéo dài sự sống)

Phòng bệnh FIP

Trong môi trường có nhiều mèo, giữ mèo càng khỏe mạnh càng tốt và giảm thiểu khả năng tiếp xúc với các tác nhân truyền nhiễm làm giảm khả năng phát triển FIP. Khu vực vệ sinh của mèo phải cách xa khu vực ăn uống, ngủ nghỉ của chúng. Khu vực vệ sinh phải sạch sẽ, dọn phân và khử trùng hằng ngày. Nếu mới đem một con mèo mới về hay nghi ngờ một con mèo có những dấu hiệu nhiễm FIP, cần phải cách ly khỏi bầy. Không nên nuôi quá nhiều mèo, tiêm chủng đầy đủ và tái chủng đúng hạn, nên kiểm tra sức khoẻ của mèo định kỳ. Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cũng làm giảm nguy cơ phát triển FIP.

Hiện nay có vaccine phòng bệnh FIP của Pfizer được dùng cho mèo lúc 16 tuần tuổi, Vắc xin có vẻ an toàn, nhưng các nguy cơ và lợi ích của tiêm chủng phải được cân nhắc cẩn vì nó thường không được khuyến cáo của Hiệp hội các giống mèo và tư vấn vắc-xin cho mèo tại Mỹ. Chủ sở nuôi nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để có lời khuyên hợp lý nhất.

Người dịch – Ths. Bs Thái Thị Mỹ Hạnh

Cần hỗ trợ thêm thông tin, hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Fanpage: Bệnh Viện Thú-Y PETPRO

Youtube: Bệnh Viện Thú-Y PETPRO

Tiktok: Bệnh Viện Thú-Y PETPRO

Zalo: 091 991 9041

Hotline: 1800 599 941

Hoặc liên hệ trực tiếp với Bệnh Viện Thú-Y PETPRO tại địa chỉ:

Chi nhánh 01

Số 550 Lũy Bán Bích, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TPHCM.

ĐT: (028) 38 612 977 - 0913 949 041

Chi nhánh 02

Số 387-389 Cộng Hòa, P.13, Q.Tân Bình, TPHCM.

ĐT: (028) 62 972 290 - 0917 710 311

Chi nhánh 03

Số 111 Trường Chinh, P12, Q. Tân Bình, TPHCM.

ĐT: 0916 219 211

Chi nhánh 04

Số 155 Nguyễn Thị Tú, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TPHCM.

ĐT: 0912 219 211

Chi nhánh 05

Số 277 Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Q. Bình Tân, TPHCM.

ĐT: 0911 368 041

Chi nhánh 06

Số 383 Nguyễn An Ninh, P.9, Tp.Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

ĐT: 0919 949 041

Chi nhánh 07

Số 145 Trần Quý, P.4, Q.11, TPHCM.

ĐT: 0913 339 041

Bài viết liên quan

Không có dữ liệu

Thú cưng Pet Pro

Đặt lịch hẹn

Câu Chuyện Về PETPRO