Trang chủ > Kiến thức > Kiến thức thú cưng

Kiến thức thú cưng

Kiến thức thú cưng
Chia sẻ:

Bệnh Giảm Bạch Cầu (FPV) của mèo

Bệnh Giảm Bạch Cầu (FPV) của mèo

Nếu như ở chó có bệnh Care rất nguy hiểm thì trên mèo cũng vậy, cũng có một loại bệnh được gọi là “Bệnh giảm bạch cầu mèo (FPV)” hay còn được biết đến với những tên khác: bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo, bệnh Care ở mèo, bệnh mất điều vận ở mèo. Đặc điểm của bệnh là xảy ra bất thình lình do virus có tính lây lan nhanh, sốt, bỏ ăn, mất nước, suy nhược, nôn mửa, giảm số lượng bạch cầu (leukopenia) và thường có tỷ lệ tử vong cao.

Nếu như ở chó có bệnh Care rất nguy hiểm thì trên mèo cũng vậy, cũng có một loại bệnh được gọi là “Bệnh giảm bạch cầu mèo (FPV)” hay còn được biết đến với những tên khác: bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo, bệnh Care ở mèo, bệnh mất điều vận ở mèo. Đặc điểm của bệnh là xảy ra bất thình lình do virus có tính lây lan nhanh, sốt, bỏ ăn, mất nước, suy nhược, nôn mửa, giảm số lượng bạch cầu (leukopenia) và thường có tỷ lệ tử vong cao. Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh gây chết nhiều mèo, do virus FPV có sức đề kháng cao với các chất sát trùng, chloroform, acid và chịu được độ nóng tới 56 độ C trong 30 phút, virus sống trong nhân các tế bào của động vật, sản sinh nhanh và hủy hoại cơ thể mèo. Mèo mẹ nhiễm bệnh có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, chết ngay sau khi sinh, việc giảm sản sinh não (cerebellar hypoplasia) gây nên sự mất điều vận ở mèo con từ 2 đến 3 tuần tuổi. Tất cả dòng họ mèo (Felidae) đều nhạy cảm với virus gây bệnh giảm bạch cầu mèo (Panleukopenia). Mèo ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh giảm bạch cầu mèo, và tỷ lệ tử vong rất cao: từ 25- 75% mèo chết tại các ổ dịch, gần 100% với mèo con.

1. Nguyên nhân
Virus gây bệnh giảm bạch cầu mèo rất nhỏ và rất bền, được phân loại vào nhóm Parvovirus (nên có tên parvo mèo).
+ Đường lây truyền chính: là từ mẹ truyền sang con, lúc này virus sẽ tấn công vào hạch bạch huyết, vào tủy xương gây rối loạn tủy xương và sản sinh ra các bạch cầu ác tính, mô bị phá hủy nghiêm trọng thường là những mô có sự phân chia nhanh như tuyến ức và não tủy gây chết hàng loạt sau 2-3 ngày sau sanh.
+ Nguyên nhân thứ hai: là mèo tiếp xúc gần với mèo mang mầm bệnh như mèo hoang, mọi hành động như liếm lông, ăn chung thức ăn. Lúc này virus thường tấn công các cơ quan: như lympho, tủy xương, và những tế bào bề mặt của ruột sẽ bị ảnh hưởng nghiêm thay vì mô tuyến ức và não tủy.
+ Một nguyên nhân khác: hiếm xảy ra có thể kể đến là mèo đi đến những nơi giết mổ, nơi có nhiều chất thải và phủ tạng mèo. Đây là địa điểm dễ tạo thành ổ dịch với nhiều mầm móng bệnh nguy hiểm.
+ Mèo nuôi thả rông, vận chuyển, buôn bán mèo không có kiểm dịch cũng là nguyên nhân góp phần làm lây lan dịch bệnh cao.

2. Dấu hiệu, triệu chứng
Khi mèo cưng của bạn đã nhiễm bệnh, mức độ nghiêm trọng thay đổi rất lớn tùy từng trường hợp. Nhiều mèo bị nhiễm bệnh nhưng không thể hiện triệu chứng nào cả triệu chứng ban đầu thường nhẹ và rồi tăng dần. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có rất nhiều triệu chứng, dễ nhận biết nhất là những dấu hiệu sau:
+ Ngoài triệu chứng chung thường thấy: Sốt, bỏ ăn hoặc không thể ăn , mệt ủ rũ yếu ớt, lông rụng nhiều, viêm tai giữa…

+ Mèo sẽ có dấu hiệu chính là viêm đường tiêu hóa: nôn, ói, nôn ra dịch vàng bọt trắng, nước dãi chảy thành dòng. Tiêu chảy cấp phân vàng hay có máu và phân có mùi hôi khó chịu do niêm mạc ruột bị bong tróc. Mất nước trầm trọng: mắt trũng sâu, hôn mê..
+ Đến giai đoạn cuối : xuất hiện các triệu chứng liên quan đến thân kinh: đi loạng choạng, không giữ được thăng bằng, run rẩy lắc lư, khản tiếng, mất tiếng, co giật động kinh và cái chết là không tránh khỏi.

3. Cách phòng bệnh
● Tiêm phòng
Do bệnh có nguồn gốc là virus, nên chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu cho bệnh này, chủ yếu là dùng các biện pháp nâng đỡ, phục hồi, thuốc sinh sản bạch cầu (kích các tế bào bạch cầu) và kết hợp dùng kháng sinh thảo dược để chữa trị khi mèo bị bệnh FPV, thì bệnh
mới có cơ hội sống sót sau 7 ngày điều trị tích cực và cũng khá tốn kém. Nên phòng bệnh là lời khuyên mà các BSTY hay đưa ra cho chủ nuôi khi bắt đầu tiếp nhận một bé mèo mới về nhà. Tiêm phòng giúp bé mèo của bạn chủ động sinh ra kháng thể trong hệ miễn dịch, để đào thải và tiêu diệt khi virus xâm nhập. Trường hợp nếu có nhiễm thì những kháng thể này sẽ làm suy yếu virus, việc điều trị sẽ có kết quả tốt hơn rất nhiều. Thời gian chủng ngừa thực hiện khi mèo con được 8 đến 10 tuần tuổi. Việc tiêm chủng lần 2 nên tiến hành vào 4 tuần sau. Ở những vùng mà có nguy cơ nhiễm bệnh cao tiêm lập lại mũi 3 vào lúc 16 tuần tuổi và lặp lại đều đặn hằng năm.

● Vệ sinh chuồng nuôi, chỗ ở
Điều này rất quan trọng bởi môi trường ẩm thấp, không được vệ sinh sạch sẽ chính là điều kiện lý tưởng để các mầm bệnh phát triển, lây lan. Bạn nên sát trùng nơi mèo sinh sống định kỳ 1 tuần 1 lần với thuốc diệt virus Virkon, Cách ly những chú mèo bệnh, mèo hoang. Đó là việc đầu tiên bạn cần làm ngay khi thấy những biểu hiện nghi ngờ bởi Virus có thể lây lan rất nhanh sang những chú mèo khỏe mạnh khác. Dịch miêng, phân là những ổ virus mà chỉ cần ngửi qua hoặc vô tình chạm phải là căn bệnh oái oăm sẽ lây cho cả đàn. Việc nữa bạn cần lưu ý khi những chú mèo đến tuổi tìm bạn tình và thường bỏ đi chơi bên ngoài. Mèo hoang là một nguồn lây nhiễm bệnh phổ biến vậy nên bạn cần bảo vệ chú mèo của mình khỏi nguy cơ này nhé.

 

 

Cần hỗ trợ thêm thông tin, hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Fanpage: Bệnh Viện Thú-Y PETPRO

Youtube: Bệnh Viện Thú-Y PETPRO

Tiktok: Bệnh Viện Thú-Y PETPRO

Zalo: 091 991 9041

Hotline: 1800 599 941

Hoặc liên hệ trực tiếp với Bệnh Viện Thú-Y PETPRO tại địa chỉ:

Chi nhánh 01

Số 550 Lũy Bán Bích, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TPHCM.

ĐT: (028) 38 612 977 - 0913 949 041

Chi nhánh 02

Số 387-389 Cộng Hòa, P.13, Q.Tân Bình, TPHCM.

ĐT: (028) 62 972 290 - 0917 710 311

Chi nhánh 03

Số 111 Trường Chinh, P12, Q. Tân Bình, TPHCM.

ĐT: 0916 219 211

Chi nhánh 04

Số 155 Nguyễn Thị Tú, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TPHCM.

ĐT: 0912 219 211

Chi nhánh 05

Số 277 Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Q. Bình Tân, TPHCM.

ĐT: 0911 368 041

Chi nhánh 06

Số 383 Nguyễn An Ninh, P.9, Tp.Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

ĐT: 0919 949 041

Chi nhánh 07

Số 145 Trần Quý, P.4, Q.11, TPHCM.

ĐT: 0913 339 041

Bài viết liên quan

Không có dữ liệu

Thú cưng Pet Pro

Đặt lịch hẹn

Câu Chuyện Về PETPRO