Trang chủ > Kiến thức > Kiến thức thú cưng

Kiến thức thú cưng

Kiến thức thú cưng
Chia sẻ:

Bệnh Lepto trên chó mèo

Bệnh Lepto trên chó mèo

Bệnh Lepto một bệnh nguy hiểm không chỉ trên chó mèo mà có thể lây nhiễm cho người. Tỷ lệ chữa khỏi chỉ 40-50%. Bạn đã biết chưa.

Nguyên nhân gây bệnh Lepto là gì ?

Căn bệnh do xoắn khuẩn Leptospiral thuộc loài Leptospira.interrogans sensu Lato. Leptospires có hình sợi, mỏng, linh hoạt (đường kính 0,1-0,2 μm và dài 6-12 μm) xoắn khuẩn tạo thành hình xoắn ốc với đầu hình móc

Xoắn khuẩn leptosima gây bệnh Lepto

Bệnh Lepto lây truyền như thế nào ?

Tất cả loài động vật có vú (máu nóng) đều có thể mắc bệnh. Chuột được coi là nguồn bệnh.

Chó ở nông thôn bị nhiều hơn thành thị do tiếp xúc hoặc uống nước ở sông, hồ, suối sình lầy… chó đực không thiến, chó chăn gia súc, chó săn, chó làm việc và chó giống có nguy cơ cao.

Ở mèo tỷ lệ nhiễm Leptospira thấp. Xoắn khuẩn Lepto truyền lây khi chó tiếp xúc với nước tiểu, giao phối, nhau thai, vết cắn, hoặc ăn phải thịt sống bị nhiễm, hay qua tiếp xúc với nguồn nước, đất, và thực phẩm bị ô nhiễm.

Tỷ lệ bệnh gia tăng trong thời kỳ lượng mưa cao hoặc ngập lụt trong vùng.

Cách sinh bệnh ?

Leptospires xâm nhập qua màng nhầy còn nguyên vẹn trong miệng, mũi, mắt hoặc qua cọ xát, trầy xước hoặc da ngấm nước ( công nhân vệ sinh cầu cống hay nhiễm qua da ). Sau khi xâm nhập vào cơ thể động vật có vú, nó thay đổi quá trình sao chép nhằm nâng cao khả năng gây bệnh của xoắn khuẩn. Xoắn khuẩn nhân lên nhanh chóng sau khi vào hệ thống mạch máu, các cơ quan: gan thạn tuỵ…. Trong một số nghiên cứu, thời gian ủ bệnh cho đến khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng là 7 – 14ngày.

Các dấu hiệu của bệnh Lepto ?

Cấp tính: sốt 39,5° C – 40° C run, đau cơ, nôn mửa, mất nước, xuất huyết mãng, nôn ra máu, phân có màu đen , xuất huyết mũi, vàng da, lồng ruột, thiểu niệu hoặc vô niệu.
Bán cấp tính: sốt, chán ăn, nôn mửa, mất nước, khát nước và đa niệu, miễn cưỡng di chuyển, viêm cơ bại liệt, sung huyết màng nhầy, xuất huyết điểm hoặc tụ huyết, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, viêm mũi, viêm amidan, thiểu niệu hoặc vô niệu, ho hoặc khó thở, vàng da.

Làm sao để chẩn đoán bệnh Lepto trên chó ?

Có thể kết hợp 1 trong các xét nghiệm sau để chẩn đoán bệnh Lepto:

Xét nghiệm huyết học để khảo sát số lượng bạch cầu, tiểu cầu, thời gian đông máu.
Xét nghiệm sinh hoá để thăm dò các chức năng Gan, Thận, Tuỵ các chất điện giải. ..
Xét nghiệm huyết thanh học: chứng minh sự hiện diện của Lepto trong máu và định danh được loài gây bệnh.

Test nhanh có kết quả sau 5 phút: giúp xác định được 4 chủng phổ biến hay gây bệnh trên chó/ 24 chuẩn có mặt tại Việt Nam

Xét nghiệm nhanh với Dịch vụ chuẩn đoán và điều trị tại PETPRO

Bệnh Lepto có điều trị được không ?

Mặt dù nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, nhưng việc điều trị có kết quả không cao chỉ đạt 40-50 % sống sót. Do Xoắn khuẩn này trước khi có biểu hiện bệnh lý ra ngoài thì chúng đã xâm nhập vào các cơ quan: gan, thận , tuỵ , cơ, hệ mạch máu… tàn phá các cơ quan này làm cơ thể suy sụp, tự nhiễm độc lại khi các chức năng thận, gan hư hại không lọc thải được… làm cho bệnh trầm trọng hơn. Ngoài ra xoắn khuẩn tồn tại rất lâu trong các nhu mô thận, bài thải trong thời gian dài làm nguy cơ lây nhiễm cao cho cộng đồng.

Trong điều trị các Bs thường phải làm đầy đủ các xét nghiệm dựa vào đó mà có từng phát đồ riêng cho mỗi ca đặc thù. Nói chung sẽ truyền dịch. Cấp kháng sinh, thuốc chuyên khoa khi gan thận tổn thương nặng, bổ saung vitamin, thuốc hỗ trợ miễn dịch. Lưu ý kháng sinh sẽ được cấp trong thời gian dài 4-6 tuần và thường được xét nghiệm lại trước khi ngưng sử dụng

Làm sao để Phòng ngừa bệnh Lepto ?

Vệ sinh môi trường: môi trường nuôi khô ráo không ngập nước, sình lầy, kiểm soát loài gặm nhấm ( chuột ), cách ly với động vật nhiễm bệnh, không cho chó ăn thịt sống, không nuôi chó nuôi chung với gia súc.
Tiêm phòng: hiện Các Bệnh viện Thú y trong thành phố đã có vaccine phòng được bệnh Lepto với 2 chủng phổ biến ( do đó vẫn có thể nhiễm 22 chủng còn lại vì chưa có vaccine ) Nên việc phòng bệnh bằng vệ sinh môi trường vẫn được coi là quan trọng hàng đầu.

Khi bệnh cần mang thú cưng đến khám tại các bệnh viện có đầy đủ các xét nghiệm để chẩn đoán nhanh chính xác và có lời khuyên đúng nhằm ngăn ngừa bệnh Lepto có thể truyền sang người.

Cần hỗ trợ thêm thông tin, hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Fanpage: Bệnh Viện Thú-Y PETPRO

Youtube: Bệnh Viện Thú-Y PETPRO

Tiktok: Bệnh Viện Thú-Y PETPRO

Zalo: 091 991 9041

Hotline: 1800 599 941

Hoặc liên hệ trực tiếp với Bệnh Viện Thú-Y PETPRO tại địa chỉ:

Chi nhánh 01

Số 550 Lũy Bán Bích, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TPHCM.

ĐT: (028) 38 612 977 - 0913 949 041

Chi nhánh 02

Số 387-389 Cộng Hòa, P.13, Q.Tân Bình, TPHCM.

ĐT: (028) 62 972 290 - 0917 710 311

Chi nhánh 03

Số 111 Trường Chinh, P12, Q. Tân Bình, TPHCM.

ĐT: 0916 219 211

Chi nhánh 04

Số 155 Nguyễn Thị Tú, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TPHCM.

ĐT: 0912 219 211

Chi nhánh 05

Số 277 Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Q. Bình Tân, TPHCM.

ĐT: 0911 368 041

Chi nhánh 06

Số 383 Nguyễn An Ninh, P.9, Tp.Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

ĐT: 0919 949 041

Chi nhánh 07

Số 145 Trần Quý, P.4, Q.11, TPHCM.

ĐT: 0913 339 041

Bài viết liên quan

Không có dữ liệu

Thú cưng Pet Pro

Đặt lịch hẹn

Câu Chuyện Về PETPRO