Bệnh viêm tụy ở chó mèo có nguy hiểm đến tính mạng không?
Bệnh viêm tụy ở chó mèo là kết quả của việc giải phóng các enzyme tiêu hóa không phù hợp của tuyến tụy. Bệnh này có nguy hiểm đến tính mạng của thú cưng không?
Tuyến tụy là một phần của hệ thống nội tiết và tiêu hóa, nó là một phần quan trọng hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn, duy trì các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Khi viêm tụy ở chó mèo xuất hiện, đồng nghĩa các chức năng vận hành của cơ thể bắt đầu bị ảnh hưởng, đặc biệt là gan và thận cũng sẽ chịu nhiều tác động xấu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh viêm tụy ở chó mèo? Triệu chứng là như thế nào? Liệu có nguy hiểm đến tính mạng của chúng hay không?
Bệnh viêm tụy ở chó mèo là gì?
Bệnh viêm tụy là kết quả của việc giải phóng các enzyme tiêu hóa không phù hợp của tuyến tụy. Tuyến tụy sản xuất các ra các enzyme tiêu hóa thức ăn, và đặc biệt còn sản sinh ra insulin. Khi một tình trạng xảy ra gây ra chứng viêm tụy, dòng enzym đi vào đường tiêu hóa có thể bị phá vỡ, buộc các enzyme ra khỏi tụy và vào vùng bụng. Nếu điều này xảy ra, các enzyme tiêu hóa sẽ bắt đầu phá vỡ chất béo và protein trong các cơ quan khác trong xoang bụng, cũng như trong tụy. Trong thực tế điều này có nghĩa là cơ thể bắt đầu tiêu hóa chính nó. Vì ở gần với với tụy nên thận và gan cũng có thể bị ảnh hưởng khi điều này xảy ra. Hệ quả là xoang bụng sẽ bị viêm, và có thể bị nhiễm trùng. Nếu xuất huyết xảy ra ở tụy việc sốc, thậm chí tử vong cũng có thể xảy ra
Nguyên nhân viêm tụy ở chó mèo?
Đây là bệnh đa yếu tố gồm nhiều nguyên nhân như:
Ở chó: Một vài giống chó có khả năng mắc bệnh viêm tụy bẩm sinh cao như: Schnauzers toy, Miniature Poodle , và Cocker Spaniel. Thông thường, viêm tuyến tụy ở chó cái sẽ nhiều hơn ở chó đực, và phổ biến hơn ở những con chó lớn tuổi (trên 5 năm và chưa triệt sản). Chó mắc phải các bệnh nội tiết (hyperadrenocorticism, suy giáp, tăng triglyceride máu, tăng calci máu), béo phì (được xem là nguyên nhân dễ xảy ra nhất), dị ứng với các thuốc đang dùng (sulfamid, azathioprine) hoặc bị chấn thương.
Ở mèo: tương tự như chó, mèo cũng có khả năng mắc bệnh viêm tụy do một vài yếu tố bẩm sinh, thường có nguy cơ xảy ra ở giống mèo Xiêm (trên 7 tuổi). Mèo bị chấn thương và đồng thời nhiễm các bệnh viêm ruột mãn tính IBD, viêm phúc mạc mãn tính FIP, gan nhiễm mỡ lipidosis, viêm đường mật. Các trường hợp mèo bị nhiễm ký sinh trùng toxoplasmosis, sán lá gan hoặc sán lá tụy đều gia tăng tỷ lệ viêm tụy trên mèo. Ngoài ra, béo phì được xem là một trong những nguyên nhân dễ gây ra bệnh viêm tụy ở mèo nhất.
Ngay cả khi chế độ ăn của con vật không nhiều chất béo, một con vật có thể bị viêm tụy sau khi ăn một số lượng lớn thức ăn chứa chất béo. Điều này có xu hướng xảy ra xung quanh các ngày lễ, khi cún – miu được cho ăn loại thức ăn không phải là một phần của chế độ ăn uống bình thường của chúng. Chính vì vậy, để hạn chế xảy ra bệnh này, chủ nuôi cần có một chế độ dinh dưỡng cân bằng, điều đặn giữa các bữa ăn cùng những bài tập nâng cao sức khỏe cho thú cưng.
Triệu chứng viêm tuyến tụy ở chó mèo?
Nếu không may mắc phải bệnh viêm tụy, chó mèo thường có những dấu hiệu:
Dấu hiệu lâm sàng ở chó bao gồm: chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy, đau vùng bụng và đôi khi sốt.
Dấu hiệu ở mèo bao gồm lờ đờ (100%), chán ăn (97%), mất nước (92%), vàng da (64%) nôn, (35%) tiêu chảy (15%), đau khi sờ vào bụng.
Những bé khi mắc phải bệnh viêm tụy, cân nặng thường giảm. Đôi khi thấy bụng gò lên sờ vào giống có khối u trong bụng. Những dấu hiệu trên mèo thường khó nhận biết qua khám lâm sàng vì mèo có khả năng che dấu bệnh cao gấp 10 lần so với chó.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm tụy ở chó mèo?
Trong bài viết này, tác giả sẽ gửi đến bạn đọc 1 số phương pháp khi cho bé đến bệnh viện kiểm tra bệnh viêm tụy nhé:
Phương pháp 1: Bác sĩ thú y tiến hành làm xét nghiệm máu sẽ được kiểm tra để chắc chắn rằng có sự mất cân bằng dinh dưỡng nào hay không. Mặc dù kết quả xét nghiệm máu tổng quát ít có giá trị trong chẩn đoán viêm tụy nhưng sẽ giúp bạn tầm soát được sự thay đổi lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu thường trong viêm tụy hay thấy nồng độ tăng giảm của kali, glucose, nồng độ canxi hoặc albumin, bilirubin, cholesterol, alanine aminotransferase (SGPT), kiềm phosphatase, nitơ urê máu (BUN) và creatinin. Từ đó sẽ giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện khả năng chó mèo nhà bạn đang mắc phải bệnh viêm tụy là bao nhiêu phần trăm. Gần đây, các BV lớn hay dùng xét nghiệm miễn dịch trên enzyme trypsin và lipase để đánh giá các trường hợp viêm tụy tiềm ẩn. Trypsin tăng có liên quan đến viêm tụy ở chó, nhưng ít hơn ở mèo vì nó bị tổn thương do azotemia. Kết quả xét nghiệm lipase dương tính có liên quan đến bệnh ở cả chó và mèo, do đó xét nghiệm lipase thường được lựa chọn nhiều và tin cậy hiện nay, tốt nhất nên làm cả 2 enzym cho tăng độ chính xác.
Phương pháp 2: Chụp X-Q có thể được dùng trong chẩn đoán viêm tụy nhưng có độ nhạy rất kém (khoảng 24%). X-Quang cho phép đánh giá xoang bụng để tầm soát các bệnh mãn tính tiềm ẩn và tràn dịch màng bụng, màng phổi. Trên X-Q thấy sự hiện diện một tổn thương chiếm không gian giữa dạ dày và tá tràng là vị trí của tuyến tụy tổn thương có thể gợi ý cho việc nghĩ đến viêm tụy.
Phương pháp 3: Siêu âm có độ nhạy tốt hơn X-Q trong chẩn đoán viêm tụy (chính xác khoảng 68%) siêu âm có thể phát hiện các bất thường của tuyến tụy (khi tuyến tụy viêm sẽ có Echo kém), siêu âm cho phép đánh giá các bệnh tiềm ẩn như chứng tắc nghẽn đường mật (lúc này trên siêu âm ống mật chủ phình to, có Echo rất kém) hoặc chứng giả tụy hay có thể dùng siêu âm làm hướng dẫn hút dịch hoặc lấy mô để xét nghiệm thêm.
Phương pháp 4: Nội soi và phẫu thuật nội soi cũng được dùng trong chẩn đoán viêm tụy khi bác sĩ muốn thấy hình ảnh của tuyến tụy có vỡ hay không vỡ, khi muốn làm sinh thiết tuyến tụy hoặc các cơ quan bụng khác hay để rửa ổ bụng và đặt ống nuôi dưỡng hỗ trợ điều trị.
Điều trị bệnh viêm tụy ở chó mèo?
a/Điều trị bằng phương pháp: điều chỉnh chế độ ăn
Điều trị bệnh viêm tụy rất phức tạp và đòi hỏi phải chú ý đến nhiều khía cạnh của bệnh, cho các bé ăn thường là vấn đề đầu tiên được quyết định. Hiện nay, các bác sĩ sẽ sử dụng cách điều trị này bằng việc cho ăn sớm ở mỗi bữa của các bé đang trong quá trình để bảo vệ đường ruột, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong đường ruột. Vì cho ăn giúp phục hồi tuyến tụy do giảm sự co thắt của dạ dày khi đói acid sẽ tiết ra tràn vào tá tràng gây loét, ngoài ra nhịn ăn kéo dài còn làm suy giảm hệ miễn dịch, giảm tỉ lệ sống. Nghiên cứu cho thấy không nên để thú cưng nhịn ăn quá 48 – 72 giờ, đặc biệt trên mèo vì có thể làm trầm trọng thêm bệnh mỡ máu.
Với những tình trạng mèo biếng ăn dai dẳng, có thể cung cấp dinh dưỡng qua ống thông dạ dày, thức ăn lỏng được đưa trực tiếp vào trong dạ dày. Đối với chó nên có chế độ ăn thật nhạt, với mèo nên cho thức ăn nhiều calo, có thể cung cấp thêm các chất thông qua dịch truyền tùy vào kết quả xét nghiệm và điện giải đồ như cung cấp chất điện giải Lactated Ringer (khi mất nước), hay truyền bicarbonate [HCO3-] <16 mEq / L để chống toan máu khi pH máu<7.2, dextrose 5% khi glucose quá thấp, Kali khi ói mửa nhiều mất nước gây thiếu hụt Kali máu. Chất keo rất hữu ích trong điều trị khi bị giảm protein máu hoặc giảm áp suất thẩm thấu keo. Chất keo cũng có thể làm giảm ảnh hưởng của viêm tụy lên lưu lượng máu đến thận. Liều khuyến cáo hàng ngày là 10 – 20ml / kg / ngày. Sức hút thẩm thấu cao của Oxyglobin (Biopure) làm cho nó rất hữu ích như một chất keo có thể làm tăng việc cung cấp oxy đến mô bằng cách cải thiện lưu thông vi mạch là điều cần thiết do vi mạch hay bị tổn thương trong quá trình viêm tụy. Liều Oxyglobin được khuyến nghị là 10 – 30 ml / kg trên chó và 5ml / kg ở mèo.
b/Kiểm soát cơn đau của cún – miu
Kiểm soát cơn đau là rất quan trọng, để kiểm soát thành công viêm tụy không được dùng thuốc giảm đau để điều trị có liên quan đến suy giảm chức năng miễn dịch (glucocorticoids) vì có thể dẫn đến giảm tỷ lệ sống sót, có một số thuốc được lựa chọn để giảm đau hiệu quả.
Thuốc Opioids: là một lựa chọn tuyệt vời để kiểm soát cơn đau. Chúng thường ít tốn kém, có thể được điều chỉnh thường xuyên, có thể đảo ngược trong các trường hợp mắc chứng khó nuốt hoặc mất bù, và có thể kết hợp với các thuốc giảm đau khác để bằng như fentanyl, morphine, hydromorphone, buprenorphine [chỉ dành cho mèo] hoặc butanol (đặc biệt an toàn trên mèo). Nhược điểm của sản phẩm: táo bón và nôn mửa.
Châm cứu có thể được sử dụng để hỗ trợ kiểm soát cơn đau và tăng cường chức năng miễn dịch.
c/ Chăm sóc hỗ trợ cún – miu trong giai đoạn điều trị bệnh viêm tụy
Nôn là dấu hiệu phổ biến trong bệnh viêm tụy cấp tính. Nếu chủ quan không kiểm soát vấn đề nôn mửa sẽ bị tắc ruột, lồng ruột dẫn đến chết. Để chống nôn trong viêm tụy, thông thường bác sĩ sẽ dùng Metoclopramide vì nó ít có tác dụng phụ, ít tốn kém và luôn có sẵn. Metoclopramide tác động trực tiếp trên các thụ thể dopaminergic và làm tăng trưởng lực co thắt cơ thực quản dưới ở chó và tăng cường nhu động ruột. Nếu triệu chứng nôn không được kiểm soát bằng Metoclopramide cân nhắc đổi qua dùng Ondansetron hoặc dolasetron. Một trong những thuốc chống nôn hiệu quả hơn nữa là chlorpromazine.
Bổ sung vitamin B tổng hợp nên được xem xét ở tất cả các “bệnh thú” bị viêm tụy kéo dài hoặc chán ăn, đặc biệt quan trọng ở mèo vì có thể làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B12, dẫn đến thiếu vitamin B12. Ngoài ra, việc xác định và điều trị bệnh tiềm ẩn hoặc kế phát là nền tảng để quản lý viêm tụy như: viêm đường mật, bệnh gan, nhiễm mỡ máu vô căn, tăng lipid máu….Thú cưng nên xét nghiệm máu nhiều lần trong quá trình điều trị.
Dopamine được khuyến cáo dùng để làm tăng lưu thông vi mạch tụy, dẫn đến giảm sự tiến triển của bệnh. Ngoài ra bổ sung 2 enzyme Lipase và Amylase trong sản phẩm (LYPEX , PANCREAS VED) đang được dùng rộng rãi tại 1 số bệnh viện lớn cho thấy sự hồi phục và kích thích tiêu hóa rất hiệu quả ở chó và mèo
Phòng ngừa bệnh viêm tụy ở chó mèo?
Mặc dù các biện pháp phòng ngừa này sẽ không bảo đảm hoàn toàn rằng con chó của bạn không bị viêm tụy. Tuy nhiên, chúng có thể giúp tránh được tình trạng bệnh lý này. Những biện pháp bao gồm:
Giảm trọng lượng của con chó (nếu nó thừa cân) và quản lý cân nặng đúng cách
Tránh các chế độ ăn kiêng cao
Giữ cho chó của bạn gần đúng trọng lượng lý tưởng nhất có thể
Tránh các loại thuốc có thể làm tăng chứng viêm.
Cần hỗ trợ thêm thông tin, hãy liên hệ với chúng tôi qua:
Fanpage: Bệnh Viện Thú-Y PETPRO
Youtube: Bệnh Viện Thú-Y PETPRO
Tiktok: Bệnh Viện Thú-Y PETPRO
Zalo: 091 991 9041
Hotline: 1800 599 941
Hoặc liên hệ trực tiếp với Bệnh Viện Thú-Y PETPRO tại địa chỉ:
Chi nhánh 01
Số 550 Lũy Bán Bích, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TPHCM.
ĐT: (028) 38 612 977 - 0913 949 041
Chi nhánh 02
Số 387-389 Cộng Hòa, P.13, Q.Tân Bình, TPHCM.
ĐT: (028) 62 972 290 - 0917 710 311
Chi nhánh 03
Số 111 Trường Chinh, P12, Q. Tân Bình, TPHCM.
ĐT: 0916 219 211
Chi nhánh 04
Số 155 Nguyễn Thị Tú, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TPHCM.
ĐT: 0912 219 211
Chi nhánh 05
Số 277 Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Q. Bình Tân, TPHCM.
ĐT: 0911 368 041
Chi nhánh 06
Số 383 Nguyễn An Ninh, P.9, Tp.Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
ĐT: 0919 949 041
Chi nhánh 07
Số 145 Trần Quý, P.4, Q.11, TPHCM.
ĐT: 0913 339 041
Không có dữ liệu