Mèo con ăn gì trong từng giai đoạn phát triển?
Khi bắt đầu nuôi mèo con, bạn nên tập cho chúng quen dần với thức ăn trong từng giai đoạn để luôn phát triển khỏe mạnh. Vậy mèo con nên ăn gì theo từng độ tuổi? Mèo con mới sinh đến 1 tháng tuổi cần ăn gì để phát triển xương?
Cho mèo con ăn gì để đảm bảo chúng luôn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng? Cần bao nhiều lượng thức ăn cho mèo con để chúng luôn khỏe mạnh?
Khi bắt đầu nuôi mèo con, bạn nên tập cho chúng quen dần với thức ăn trong từng giai đoạn để luôn phát triển khỏe mạnh. Vậy mèo con nên ăn gì theo từng độ tuổi? Mèo con mới sinh đến 1 tháng tuổi cần ăn gì để phát triển xương? Mèo con 2 tháng tuổi – 6 tháng tuổi ăn gì, cần tập trung vào những loại thực phẩm nào? Và khi trên 6 tháng tuổi mèo con ăn gì để cứng cáp hơn, có thể nạp thêm các dưỡng chất nào? Cùng theo dõi bài viết này nhé!
Thức ăn dinh dưỡng dành cho mèo con theo từng độ tuổi?
1. Mèo con sơ sinh ăn gì?
Một bé mèo sơ sinh thì sữa mẹ chính là sự lựa chọn tốt nhất. Sữa của mèo mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết mà mèo con có thể hấp thụ được. Khi mới sinh, các bé mèo con cũng sẽ theo bản năng mà tìm đến vú mẹ để bú. Trong khoảng 24 đến 48 giờ đầu tiên, cơ thể mèo mẹ tiết ra sữa non – đây là dòng sữa giàu dinh dưỡng nhất. Đặc biệt trong sữa non có chứa cả kháng thể giúp mèo con phát triển hệ miễn dịch, giúp chúng tránh được một số bệnh. Hơn nữa, việc gần gũi mèo mẹ một cách tự nhiên cũng giúp các bé mèo con lớn nhanh hơn.
Nếu mèo mẹ không có sữa thì bạn phải chọn sữa nondành cho mèo mới sinh từ 3 ngày tuổi (AG- Science, Coco Kat ( milk replacer)
2. Mèo con 1 tháng tuổi ăn gì?
Đến 1 tháng tuổi, nguồn thức ăn chính của mèo con vẫn là sữa mẹ. Tuy nhiên, chúng cần được bổ sung thêm các thức phẩm giàu dinh dưỡng như: gel, soup, pate chứa nhiều chất đạm (protein), chất béo, vitamin, khoáng chất, canxi, chất xơ để phát triển khỏe mạnh.
Sức đề kháng của mèo con 1 tháng tuổi vẫn còn rất non nớt. Lựa chọn thức ăn cho mèo con 1 tháng tuổi sao cho phù hợp với hệ tiêu hóa, dạ dày của chúng là điều quan trọng. Ngoài sữa mẹ ra bạn có thể cho chúng sử dụng thêm 1 số loại thực phẩm như:
- Các loại sữa bột dành riêng cho mèo con từ 1 tháng tuổi ( goat milk, Nutrilac, Premalac…), nên uống 2-3 lần/ ngày và tăng cường thêm bữa ăn dặm. Lưu ý: Sữa là nguồn dinh dưỡng chính trong giai đoạn này có thể xen kẻ các bữa ăn dặm nhưng đều phải xay nhuyễn, nấu mềm
- Các bữa ăn dặm: cháo nấu loãng và mềm nhuyễn có thể thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, tóm…. Bạn cũng có thể cho thêm rau vào cháo cho mèo con 1 tháng tuổi ăn để phòng ngừa táo bón.
- Những loại thực phẩm giàu canxi ( bí ngòi, bông cải xanh,..) vitamin (gel dinh dưỡng, một số trái cây,…) khoáng chất và sắt để mèo con có thể phát triển tối đa hệ răng, xương và cơ..
- Nếu không có thời gian chuẩn bị bữa ăn tươi cho mèo con, bạn cũng có thể mua các loại thức ăn dinh dưỡng từ rất lỏng ( soup) đến đặc ( pate) …đóng gói sẵn dành riêng cho mèo con 1 tháng tuổi. Loại thức ăn này đã được các nhà sản xuất tính toán và cân bằng lượng dinh dưỡng phù hợp với hệ tiêu hóa của mèo 1 tháng tuổi nên rất mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa và đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết.
3. Mèo con 2 tháng tuổi ăn gì?
2 tháng tuổi được xem là bước ngoặt mới của mèo con, chúng bắt đầu cai sữa mẹ và chuyển qua giai đoạn ăn dặm. Chính vì vậy, chuẩn bị những thực đơn dinh dưỡng trong lúc này là một thử thách với Sen. Mèo dù trong giai đoạn 1 hay 2 tháng tuổi đều cần cung cấp đầy đủ giàu protein, canxi và các vitamin. Vậy nên cho mèo con ăn gì lúc 2 tháng tuổi?
Thức ăn dinh dưỡng cho mèo con 2 tháng tuổi vẫn nên duy trì sữa trong khẩu phần ( 1-2 lần / ngày) có thể là sữa nước đóng lon, hay sữa bột dành cho mèo trên 1 tháng ( petmilk, Predogen, Biomilk) và cho ăn dặm 2- 3 lần cháo xay với các loại thịt, tôm tép, nội tạng động vật (tim, phổi, gan,…), rau củ, trứng và đặc biệt là cá vì cá có chứa nhiều taurine – một chất cực kỳ tốt: hỗ trợ thần kinh thị giác, trí thông minh và da lông của mèo con luôn mềm mượt. Tất cả các thức ăn tươi này đều phải được làm sạch và nấu chín, nấu mềm trước khi cho mèo con ăn. Bạn cũng nên cho mèo con ăn thức ăn tự nấu từng chút một để tập làm quen với các thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Song song đó, đảm bảo đủ lượng nước cho mèo con mỗi ngày là điều cần thiết nhất, nên thay nước 3 – 4 lần mỗi ngày cho các bé.
Bạn có thể lựa chọn sản phẩm của một số thương hiệu thức ăn cho mèo 1-2 tháng như: Royal Canin Kitten, Whiskas, Me-O, hay Fitmin cat kitten…
4. Mèo con từ 3 – 6 tháng tuổi ăn gì?
Thêm một tháng phát triển, đồng nghĩa mèo con đang dần trưởng thành. Giai đoạn này bạn cần cân bằng cả sức khỏe và dinh dưỡng của chúng nhiều hơn. Mèo con trong độ tuổi từ 3 đến 6 tháng đã có thể bắt đầu ăn thêm hạt từ mềm đến khô. Hiện nay đã có rất nhiều sản phẩm hạt phù hợp với từng tháng tuổi cho mèo từ các thương hiệu uy tín như: Royal Canin, Me-O, Cat’s Eye,…tất cả những sản phẩm khô đều đã được nhà sản xuất cân đo, đong đếm để đảm bảo phù hợp với cơ thể của mèo con. Đừng quên, Sữa luôn là dinh dưỡng cần thiết cho mèo trong suốt vòng đời , nếu có thể bạn vẫn nên duy trì 1 bữa sữa cho mèo vào buổi tối, chúng vẫn cần nhiều nước sạch mỗi ngày.
Vậy đến khi mèo con được 6 tháng tuổi, chúng nên ăn những gì? Khi mèo con được 6 tháng tuổi, bạn có thể phải điều chỉnh lượng thức ăn cho chúng nếu thấy dấu hiệu bắt đầu tăng cân. Thức ăn của chúng lúc này cũng bắt đầu đa dạng hơn, ngoài những loại thức ăn hạt mềm, hạt cứng bạn có thể bổ sung thêm gel dinh dưỡng, thức ăn dặm, xương nhai, bánh thưởng, pate các loại,…để kích thích thêm vị giác và làm phong phú món ăn của chúng, hạn chế việc mèo biếng ăn.
5. Mèo con trên 6 tháng tuổi nên ăn gì?
Trên 6 tháng tuổi, lúc này mèo con đã bắt đầu cứng cáp và dần dần chuyển qua giai đoạn trưởng thành. Ở giai đoạn này, mèo con nên ăn gì? Nên chọn thức ăn dành cho mèo trưởng thành từ 6-12 tháng, vì loại thức ăn này có nhiều năng lượng, vi khoáng để đảm bảo năng lượng vận động và sự phát triễn của hệ cơ xương. Lúc này chúng có thể ăn tất cả những gì mà chúng thích bao gồm cả những loại hạt mềm, hạt khô size lớn hơn, cơm, trái cây, các loại súp,…và đặc biệt là thịt, nhưng vẫn là thịt được nấu chín. Khi mèo được 1 tuổi trở lên, hãy bắt đầu cho chúng sử dụng thịt sống (nhưng chỉ với 1 lượng vừa đủ theo quy định của bác sĩ). Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét tránh tình trạng thừa cân nhé!
Thức Ăn Hạt Cho Mèo Con Whiskas Junior
Bạn nên chia khẩu phần ăn của chúng thành nhiều bữa, và cho chúng vận động, tắm nắng và cho uống sữa để đảm bảo xương phát triển tốt cơ thể cân đối là cần thiết trong giai đoạn này
6. Mèo con không nên ăn những loại thực phẩm gì?
Mèo con không nên ăn thức ăn được chế biến dành cho chó vì mỗi sản phẩm đều được tính toán với hàm lượng dinh dưỡng khác nhau để phù hợp từng thể trạng.
Không được uống sữa của em bé vì sữa người chưa phân hủy lactose nên sẽ gây tiêu chảy và khó hấp thu trên mèo.
Không nên ăn một loại thực phẩm duy nhất, cần đa dạng bữa ăn hơn để chúng không cảm thấy nhàm chán.
Không nên cho mèo con ăn cá sống vì trong cá sống có chứa thiaminase làm phá hủy vitamin B1.
Socola, trà, cà phê hay những loại đồ uống có chứa caffeine đều sẽ gây bất lợi đến hoạt động của tim mạch, hệ thần kinh, gây ói mửa, tiêu chảy,…. Chính vì vậy, mèo con không nên ăn.
Mèo con không nên ăn hạt macca vì trong hạt có chứa chất khiến cơ thể chúng suy nhược, đứng không vững, run cơ,…và nặng nhất sẽ dẫn đến tử vong.
Tỏi và hành cũng được xem là một trong những loại thực phẩm nguy hiểm mà mèo con không nên ăn. Chúng có chứa nhiều thiosunfat gây tổn hại đến hồng cầu và thiếu máu.
Một vài loại trái cây mèo không nên ăn bao gồm: nho/nho khô (có chứa một vài thành tố xấu gây ảnh hưởng đến thận của mèo), trái bơ có chứa persin gây thó thở, phù phổi làm ảnh hưởng đến đường hô hấp.
Tuy là động vật ăn thịt, nhưng mèo con cũng không nên ăn các sản phẩm tươi sống quá nhiều như thịt sống, cá sống, trứng sống vì có rất nhiều những vi khuẩn tiềm ẩn ngăn chặn sự hấp thụ của vitamin B, gây nhiều bệnh nguy hiểm.
Cần hỗ trợ thêm thông tin, hãy liên hệ với chúng tôi qua:
Fanpage: Bệnh Viện Thú-Y PETPRO
Youtube: Bệnh Viện Thú-Y PETPRO
Tiktok: Bệnh Viện Thú-Y PETPRO
Zalo: 091 991 9041
Hotline: 1800 599 941
Hoặc liên hệ trực tiếp với Bệnh Viện Thú-Y PETPRO tại địa chỉ:
Chi nhánh 01
Số 550 Lũy Bán Bích, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TPHCM.
ĐT: (028) 38 612 977 - 0913 949 041
Chi nhánh 02
Số 387-389 Cộng Hòa, P.13, Q.Tân Bình, TPHCM.
ĐT: (028) 62 972 290 - 0917 710 311
Chi nhánh 03
Số 111 Trường Chinh, P12, Q. Tân Bình, TPHCM.
ĐT: 0916 219 211
Chi nhánh 04
Số 155 Nguyễn Thị Tú, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TPHCM.
ĐT: 0912 219 211
Chi nhánh 05
Số 277 Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Q. Bình Tân, TPHCM.
ĐT: 0911 368 041
Chi nhánh 06
Số 383 Nguyễn An Ninh, P.9, Tp.Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
ĐT: 0919 949 041
Chi nhánh 07
Số 145 Trần Quý, P.4, Q.11, TPHCM.
ĐT: 0913 339 041